Các công ty, tổ chức, một số ít người biết thì sẽ quan tâm tới mã vạch để nhận biết hàng thật, hàng giả. Nhất là đối với những loại mặt hàng yêu cầu cao về chất lượng có giá cả và thời gian sử dụng lâu dài sẽ được xem xét kĩ lưỡng.
2.1. Tình hình ứng dụng mã số mã vạch tại Việt Nam
2.1.1. Trình tự, thủ tục cấp mã số mã vạch
Để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN. Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới. Việc cấp MSMV thực hiện theo trình tự và thủ tục sau đây:
2.1.1.1. Đăng ký sử dụng mã số mã vạch
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các tổ chức tiếp nhận.
Hồ sơ đăng ký gồm có:
– Bản đăng ký sử dụng MSMV. Khi có thay đổi nội dung đăng ký, Doanh nghiệp phải đăng ký lại trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có thay đổi.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác.
2.1.1.2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng MSMV lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng mã số mã vạch.
2.1.1.3. Thẩm xét hồ sơ đăng ký
Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng mã số mã vạch thẩm xét hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, đề xuất mã số doanh nghiệp và trình Tổng cục TCĐLCL.
2.1.1.4. Cấp mã số mã vạch
Sau khi nhận đủ hồ sơ do Văn phòng mã số mã vạch trình, Tổng cục TCĐLCL xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Doanh nghiệp, vào sổ đăng ký và gửi thông báo cho Doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.
2.1.2. Tình hình sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam
Ở Việt Nam mới bắt đầu đưa công nghệ MSMV vào áp dụng từ năm 1995 đến nay, phần lớn phục vụ cho hàng xuất khẩu và để phục vụ cho bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn. Từ chỗ lúc đầu chỉ có hơn 40 doanh nghiệp sử dụng MSMV đến nay ta đã có hàng vạn mặt hàng mang mã số 893 của quốc gia Việt Nam đang lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài lĩnh vực kinh doanh thương mại, ở Việt Nam MSMV đã bắt đầu đưa vào áp dụng trong các ngành khác như: Trong hàng không để quản lí hành lí và hàng hóa, trong y tế để quản lí khám bệnh…Hơn nữa, MSMV cũng đang được nghiên cứu triển khai áp dụng trong quản lí nhân sự (thẻ nhận dạng), trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và trong một số lĩnh vực khác như quản lí hậu cần, hoạt động hải quan.Tính đến giữa năm 2008 đã có 7755 cơ sở của Việt Nam đăng kí sử dụng MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong những năm gần đây, hàng năm có khoảng 1000 doanh nghiệp mới đăng kí sử dụng MSMV. Tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp đăng kí sử dụng MSMV hàng năm của Việt Nam là khá cao so với một số nước trong khu vực. Tổng số cơ sở sử dụng MSMV trên toàn thế giới tính đến nay có khoảng hơn 1 triệu doanh nghiệp. Không phải sản phẩm nào cũng cần sử dụng MSMV, những hàng hóa phần lớn là hàng tiêu dùng, thực phẩm bán lẻ…Và các vật phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm cần nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động mới cần gắn MSMV để quét nhận dạng và ghi nhận thông tin dữ liệu. Ví dụ đối với các sản phẩm xây dựng như xi măng, sắt thép không nhất thiết phải in MSMV trên bao bì và sản phẩm. Do đó việc đăng kí sử dụng MSMV là tự nguyện, không bắt buộc.
Tuy nhiên, khi muốn sử dụng MSMV đầu 893, cần phải đăng kí sử dụng MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, theo đúng các qui định của Bộ Khoa học-Công nghệ tại “Qui định về việc cấp, sử dụng và quản lí MSMV” ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.
2.1.3. Việc làm giả mã vạch ở VN
Mã số, mã vạch là công cụ hữu ích giúp các nhà sản xuất, các nhà cung cấp thuận lợi và dễ dàng khi quản lí, phân phối và biết được nguồn gốc, xuất xứ của mỗi loại sản phẩm đồng thời tránh được các gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, và uy tín cho nhà sản xuất, nhà cung cấp. Việc thiết kế và in ấn mã vạch rất đơn giản, chỉ cần có phần mềm thiết kế mã vạch là các bên in ấn thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm đều có thể in được mã vạch. Chính vì thế, hiện nay việc làm giả mã số mã vạch vẫn còn diễn ra dưới các hình thức như: tự ý lấy 1 mã số mã vạch của 1 doanh nghiệp khác để in lên sản phẩm của mình, tự nghĩ ra 1 mã số mã vạch và in trên sản phẩm lưu hành trên thị trường…
Tình trạng này ở nước ta hiện nay khá phổ biến, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Từ các thiết bị điện tử cho đến các loại đồ dùng, đồ trang sức có giá trị như túi xách, đồng hồ, giày dép, … thậm chí các loại dược phẩm, thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng cũng bị làm giả. Việc làm giả mã số mã vạch được làm một cách tinh vi, đánh lừa khách hàng, làm mất đi uy tín, doanh số bán của các doanh nghiệp có bản quyền. Ở nước ta có nhiều doanh nghiệp làm hàng giả, hàng nhái rồi in mã của sản phẩm thật lên bao bì. Họ tìm cách luồn lách luật, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng rất tinh vi. Những người hám lợi tìm mọi cách để đạt được mục đích họ mua máy in mã vạch rồi nhái mã vạch của sản phẩm khác và in lên hàng hóa của mình. Nếu không kiểm tra trực tiếp sản phẩm thì rất khó có thể phát hiện được. Việc quản lí rất khó khăn do nhiều doanh nghiệp làm ăn nhỏ lẻ. Các cơ quan chức năng chưa thể điều tra làm rõ hết việc chấp hành theo quy định của các doanh nghiệp. Việc kiểm tra hàng hóa mất rất nhiều thời gian để xác hàng thật hàng giả. Do đó việc làm giả mã vạch dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng và đến tay người tiêu dùng.
2.1.4. Cơ quan chức năng xử lý các trường hợp làm giả mã vạch
– Hoạt động làm giả mã số mã vạch của các công ty đã có đăng kí với các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ sản phẩm của công ty và bảo về cho lợi ích của khách hàng sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Việc sử dụng mã số mã vạch trái phép sẽ bị xử lí theo quy định của nhà nước (theo điều 26, 27 – Mục 3 – nghị định 54/2009/NĐ-CP ban hành ngày 5/6/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm quy định sử dụng mã số mã vạch:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
– Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch hoặc giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch bị mất hay hỏng.
– Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu ( GTIN ) và mã số địa điểm toàn cầu ( GLN ) được sử dụng cho cơ quan quản lí nhà nước về mã số mã vạch có thẩm quyền.
– Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
– Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
– Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch; Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số, mã vạch. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi
– Sử dụng Mã nước ngoài để in lên sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích chỉ để xuất khẩu mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hoặc không được tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu cho phép. Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với một trong các hành vi: Giả mạo Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền Hình thức phạt bổ sung: tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với hành vi vi phạm việc giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch Từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cho phép
2.2. Khó khăn và thuận lợi của việc sử dụng mã số mã vạch ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của khoa học, kinh tế. Để quản lý kinh tế được tốt hơn mã vạch đã được ứng dụng rất phổ biến như là một cách nhằm nâng cao tính cạnh tranh, đơn giản hóa bộ máy.
– Thuận lợi:kinh tế mở cửa hội nhập giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có thể tiếp cận với những tiến về mã vạch trên thế giới. Việc học hỏi theo những tập đoàn lớn về ứng dụng mã vạch đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về cạnh tranh. Không những thế hội nhập còn thúc đẩy quá trình “mã vạch hóa” trong doanh nghiệp bởi đó là tính tất yếu trong thời đại hiện nay nếu doanh nghiệp muốn tồn tại
– Mã vạch giúp giảm chi phí quản lý, hệ thống hóa thông tin trong doanh nghiệp, phục vụ khách hàng chính xác và nhanh nhất từ đó nâng cao tính cạnh tranh.
– Sự phát triển của công nghệ thông tin ở Viêt Nam hiện nay là tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp sử dụng mã vạch. Các công ty sử dụng công nghê thông tin trong sản xuất, bán hàng, dịch vụ, từ đó việc ứng dụng công nghệ mã vạch trở lên đơn giản hơn vì đã có sẵn những công cụ nèn cho ứng dụng.
– Số lượng các công ty cung cấp dich vụ về mã vạch hiện nay là lớn từ đó giá thành sẽ giảm và chất lượng tăng cao. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cung cấp những dịch vụ về mã vạch rất chuyên nghiệp. Việc có một số lượng lớn nhà cung cấp sẽ tăng quyền lực của khách hàng, tính cạnh tranh tăng và để cạnh tranh được thì các nhà cung cấp phải đưa ra sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn.
– Nhiều người biết và hiểu về mã vạch giúp các doanh nghiệp dễ triển khai dự án về mã vạch hơn. Khách hàng dễ dàng quen và hiểu về dịch vụ cung cấp của công ty có đi kèm với ứng dụng mã vạch (siêu thị, cửa hàng…)
Khó khănỨng dụng mã vạch hiện nay ở Việt Nam tuy có phát triển nhưng sự đồng bộ hóa trong kinh doanh, sản xuất ở các doanh nghiệp chưa cao nên không sử dụng hết những ứng dung của mã vạch.
– Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch mới chỉ dừng ở việc cấp mã số doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp in ấn số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa để phục vụ bán hàng, chưa triển khai ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và phân định các bên đối tác trong giao dịch sản xuất, kinh doanh (chuỗi cung cấp). Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hoá của Việt Nam sử dụng mã số mã vạch chưa nhiều.
– Chưa có biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi mã số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn hoá xã hội. Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chậm, chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.
– Hoạt động mã số mã vạch chưa được quản lý thống nhất. Như đã trình bày ở trên, từ năm 1995 đến nay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được EAN quốc tế cấp mã số quốc gia, tiến hành việc quản lý ngân hàng mã số quốc gia cho các doanh nghiệp. Từ sau khi được thành lập (cuối năm 1999) đến nay, hội Khoa học- kỹ thuật mã số mã vạch Việt Nam cũng thực hiện cấp mã số cho khoảng 500 doanh nghiệp một cách biệt lập nên gây ra nguy cơ cấp trùng, làm cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúng túng, còn tổ chức EAN quốc tế phải lo ngại do không bảo đảm được tính đơn nhất của hệ thống mã EAN.
-Việc làm giả mã số mã vạch vẫn còn diễn ra dưới các hình thức như: tự ý lấy 1 mã số mã vạch của 1 doanh nghiệp khác để in lên sản phẩm của mình, tự nghĩ ra 1 mã số mã vạch và in trên sản phẩm lưu hành trên thị trường…
2.3. Biện pháp khắc phục và phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam
– Sử dụng rộng rãi công nghệ mã vạch trong các lĩnh vực cần thiết của đời sống (ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ liệu điện tử). Từ đó sẽ tăng số lượng các doanh nghiệp sử dụng mã vạch, giúp tăng tốc độ xử lý hàng hóa và hiệu quả trong kinh doanh. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi mã số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn hoá xã hội. Cập nhật liên tục các công nghệ nhận dạng mã vạch.
Quản lý thống nhất hệ thống mã vạch giúp hàng hóa được phân loại tốt hơn và xác định chính xác sản phẩm
Biện pháp phát triển tình hình sử dụng mã vạch tại Việt Nam:
2.3.1. Nghiên cứu triển khai đưa vào áp dụng các công nghệ và mã tiêu chuẩn mới:
– Áp dụng Công nghệ nhận dạng bằng bằng tần số radio (RFID – Radio Frequency
Identification) trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
– Phổ biến áp dụng Mã điện tử sản phẩm (EPC – Electronic Product Code) phục vụ cho công nghệ RFID. – Tổ chức triển khai hoạt động Đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng (ECR – Efficience Customer Response) để tham gia hội nhập hoạt động của khu vực
– ECR Asia:Phổ biến áp dụng các loại mã số và mã vạch mới được tiêu chuẩn hóa và chấp nhận quốc tế.
2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam
– Cập nhật và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sử dụng mã vạch, bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
– Tham gia mạng Đăng ký thông tin toàn cầu của GS1 – mạng GEPIR Global. Nghiên cứu triển khai thiết lập Catalô điện tử sản phẩm sử dụng mã vạch.
– Hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam chuẩn bị điều kiện đăng ký tham gia các mạng toàn cầu – GR (Global Registry); GDSN (Global Data Synchronization Network); EPC Global.
2.2.3. Thúc đẩy và giúp các bộ ngành trong hoạt động ứng dụng mã số mã vạch
– Thúc đẩy áp dụng
mã QR cho quản lý nhân sự (quản lý công chức, thẻ chứng minh nhân dân….)
Thúc đẩy ứng dụng mã vạch trong truy tìm nguồn gốc thực phẩm, bao gồm cả thuỷ sản và rau sạch.
Thúc đẩy ứng dụng mã vạch trong ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hỗ trợ các ngành ứng dụng các công nghệ mới liên quan (như : RFID; ECR; Mã hỗn hợp RSS; EDI…). Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng thử và phổ biến ứng dụng rộng rãi công nghệ RFID cho các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước.
Mở rộng ứng dụng mã số mã vạch trong các hoạt động dịch vụ công cộng (chú trọng các ngành: bưu chính viễn thông; giao thông vận tải; vận chuyển hàng không; vận chuyển hàng hải; quản lý rau và thực phẩm sạch…).