CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Công bố phụ gia thực phẩm

Theo quy định của Nhà nước, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải làm thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm phê duyệt, nếu phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.

Phụ gia thực phẩm là gì?

Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm.
phu gia thuc pham

Phân loại phụ gia thực phẩm

Có nhiều cách phân loại phụ gia thực phẩm, Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” phân loại phụ gia thực phẩm theo chức năng gồm 23 nhóm chất sau:
1. Chất điều chỉnh độ acid. 2. Chất điều vị.
3. Chất ổn định. 4. Chất bảo quản.
5. Chất chống đông vón. 6. Chất chống oxy hóa.
7. Chất chống tạo bọt. 8. Chất độn.
9. Chất ngọt tổng hợp. 10. Chế phẩm tinh bột.
11. Enzym. 12. Chất đẩy khí.
13. Chất làm bóng. 14. Chất làm dày.
15. Chất làm ẩm . 16. Chất làm rắn chắc.
17. Chất nhũ hóa. 18. Phẩm màu.
19. Chất tạo bọt . 20. Chất tạo phức kim loại.
21. Chất tạo xốp. 22. Chất xử  lý bột.
23. Hương liệu.  

Tác dụng của phụ gia thực phẩm

1. Làm tăng giá trị dinh dưỡng: việc bổ sung chất dinh dưỡng có thể là để trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi do việc chế biến thực phẩm, hoặc cho thêm những chất vốn không có trong loại thực phẩm đó. Như bánh mì, bột, gạo được cho thêm vitamin B là thành phần đã bị mất đi khi xay xát hay việc cho thêm i-ốt vào muối, thêm vitamin A, vitamin D vào sữa…
2. Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn: Thực phẩm thường bị một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm hư hỏng. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm. Như sulfit được cho vào các loại trái cây khô, nitrit và nitrat được cho thêm vào các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt muối, thịt hộp…Một số thực phẩm sau luôn được cho thêm các chất phụ gia để có thể bảo quản được trong thời gian dài: đồ uống, thực phẩm nướng, trái cây đóng hộp, bánh mì… Các loại thực phẩm được thêm chất chống ôxy hóa (anti-oxidant) để tránh có mùi, mất màu như dầu, mỡ, dầu giấm…
3. Làm thay đổi bề ngoài của thực phẩm: Có nhiều chất phụ gia được cho vào thực phẩm với mục đích tăng vẻ bề ngoài hấp dẫn, như là:
Chất làm cho món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành, glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ lạc…
Chất chống khô cứng, đóng cục, dính lại với nhau như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.
Chất làm bột nở, như muối bicarbonate, bột nở, natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì… giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.
Chất phụ gia giúp các nguyên liệu dễ dàng hòa vào nhau.
Chất làm thay đổi độ axit, kiềm của thực phẩm, nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn như kali, axit tartaric, axit lactic, axit citric…
4. Làm tăng mùi vị và sức hấp dẫn của thực phẩm: Một số chất màu có công dụng làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên thủy của thực phẩm; làm cho các món ăn khác nhau có cùng màu; duy trì hương vị vitamin dễ bị phân hủy vì ánh sáng; tạo cho thực phẩm có dáng vẻ đặc trưng, dễ phân biệt. Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường, cà rốt, nghệ…
5. Tác dụng khác: Cung cấp thêm một vài thành phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt, như đường hóa học tạo vị ngọt cho thực phẩm nhưng chúng không sinh hoặc ít sinh năng lượng nên được sử dụng để thay thế đường cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân béo phì.

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm

Đơn xin công bố và lập hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm (do Tín Đạt soạn thảo);
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phụ gia thực phẩm (02 bản sao công chứng);
Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm (02 bản sao).
– Nếu sản phẩm nhập khẩu phải cung cấp:
1. Giấy phép lưu hành tại nước sở tại (Certificate of Free Sales)
2. Giấy phân tích thành phần (Certificate of analysis), trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải cung cấp kết quả khảo nghiệm tại các trung tâm khảo nghiệm có chức năng;
– Nếu sản phẩm sản xuất trong nước: Cần cung cấp kết quả khảo nghiệm tại các trung tâm khảo nghiệm có chức năng.

Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm

1. Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng (theo Mẫu 1 ban hành kèm theo văn bản này);
2. Quyết định của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu 2 ban hành kèm theo văn bản này);
3. Quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở  (vẽ riêng hoặc vẽ kèm trong bản công bố)
4. Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam (bản sao công chứng).
5. Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
6. Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).
7. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).
8. Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
9. Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Nếu vẫn còn thắc mắc hãy gọi điện tới đường dây nóng của Tín Đạt để được trợ giúp kịp thời .

Dịch vụ khác