I. Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
II. Cách đọc mã số mã vạch
Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại. Một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại 8 con số (EAN-8).
Theo đó, mã quốc gia gồm hai hoặc ba con số đầu. Mã doanh nghiệp có thể gồm bốn, năm hoặc sáu con số. Mã mặt hàng có thể là ba, bốn hoặc năm con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Số cuối cùng là số kiểm tra sản phẩm.
– Cấu trúc của EAN -13:
Mã số EAN -13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
– Cấu trúc của EAN – 8:
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng.
III. Tư vấn thủ tục đăng ký mã vạch:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.
Hồ sơ gồm có:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
- Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)
- Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu quy định
Liên hệ ngay 0902.17.03.85. Dịch vụ trọn gói uy tín, chất lượng tốt, giá cả hợp lý!